Xu hướng lựa chọn chất liệu tay nắm cửa mới nhất

Xu hướng lựa chọn chất liệu tay nắm cửa mới nhất

Mỗi loại chất liệu tay nắm cửa tủ đều sở hữu những ưu và nhược điểm riêng biệt và lựa chọn chất liệu nào phù hợp với không gian nội thất của bạn? Ở bài viết này, Ngũ Kim Đăng Thành sẽ cho bạn biết những thông tin chi tiết về các loại chất liệu phổ biến trong sản xuất tay nắm và bật mí thêm về nhà máy sản xuất tay nắm tủ hiện đại nhất Việt Nam.

Chất liệu ảnh hưởng như thế nào đối với tay nắm ?

Tay nắm tủ là một bộ phận quan trọng của tủ, được sử dụng để người dùng có thể mở và đóng tủ. Mỗi loại tay nắm với chất liệu khác nhau sẽ có công dụng cũng như ưu và nhược điểm riêng. Sau đây chúng tôi sẽ nêu rõ hơn về những đặc điểm của từng loại tay nắm với từng ảnh hưởng chất liệu khác nhau.

Độ bền

  • Kim loại: Tay nắm tủ kim loại (như nhôm, kẽm, thép không gỉ, đồng thau) thường có độ bền cao, chịu được va đập mạnh và chống gỉ sét tốt.
  • Nhựa: Ít bền hơn kim loại, dễ bị trầy xước phù hợp cho tủ sử dụng. Ví dụ: PVC, ABS,...
  • Gỗ: Tay nắm tủ gỗ có độ bền tốt, tuy nhiên dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và mối mọt. Do đó, cần lựa chọn gỗ tốt, được xử lý kỹ càng để đảm bảo độ bền. Như Gỗ sồi, óc chó, gỗ hương thường là những lựa chọn phổ biến.

Khả năng chống gỉ sét

  • Kim loại: Một số kim loại như thép không gỉ có khả năng chống gỉ sét tốt. Nên chọn loại tay nắm phù hợp với môi trường sử dụng. Ví dụ: nên sử dụng tay nắm bằng hợp kim kẽm, hợp kim nhôm, tay nắm bằng thép không gỉ 316.
  • Nhựa: Không bị gỉ sét.
  • Gỗ: Không bị gỉ sét nhưng cần được xử lý chống thấm để chống mối mọt để tăng độ bền.

Tính thẩm mỹ

  • Kim loại: Có nhiều kiểu dáng và màu sắc, phù hợp với nhiều phong cách trang trí. Tay nắm kim loại mạ vàng, bạc, crom, niken tạo điểm nhấn cho cửa tủ. 
  • Nhựa: Có nhiều màu sắc và kiểu dáng phù hợp cho nhiều màu tủ.
  • Gỗ: Mang lại vẻ đẹp sang trọng, ấm áp. Phù hợp với phong cách nội thất cổ điển, tân cổ điển và vintage.

Giá cả

  • Kim loại: Tay nắm kim loại có giá thành tốt nhất với chất lượng, dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng tùy loại.
  • Gỗ: Giá thành tay nắm gỗ phụ thuộc vào loại gỗ, kiểu dáng và thương hiệu. Tay nắm gỗ thông thường có giá từ vài trăm nghìn đến hơn một triệu đồng. Tay nắm gỗ quý có giá cao hơn nhiều, có thể lên đến vài chục triệu đồng.
  • Nhựa: Tay nắm nhựa có giá thành rẻ nhất, chỉ từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng nhưng không đảm bảo tuổi thọ sử dụng.

Chất liệu tay nắm ảnh hưởng đến nhiều yếu tố như độ bền, cảm giác, khả năng chống gỉ sét, giá thành và phong cách thiết kế. Và bạn nên cần lựa chọn chất liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng và sở thích cá nhân.

Các nguyên vật liệu được ưa chuộng trong sản xuất tay nắm

Việc lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tay nắm cửa chất lượng, bền đẹp và đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng. Dưới đây là một số nguyên vật liệu phổ biến được ưa chuộng trong sản xuất tay nắm:

Tay nắm được làm từ hợp kim kẽm

Tay nắm hợp kim Kẽm còn có nhiều tên gọi khác nhau như: 

+ Khách hàng Việt Nam gọi bằng tay nắm tủ chất liệu Antimon
+ Khách hàng Châu  u gọi bằng Tay nắm Zamak
+ Khách hàng Nhật gọi bằng Tay nắm ZDC2

Tay nắm hợp kim Kẽm chiếm 85-95% Kẽm, ngoài ra còn có thể chứa thêm các kim loại khác như nhôm (Al), đồng (Cu), magiê (Mg), thiếc (Sn), chì (Pb) ... để tạo ra sản phẩm có độ bền cao, chịu được va đập tốt, không dễ bị biến dạng hay gãy. Nhờ vậy, tay nắm tủ làm từ hợp kim kẽm có thời gian sử dụng lâu dài và không lo về tuổi thọ sử dụng.

Chất liệu tay nắm được làm từ hợp kim kẽm đã được xi mạ có khả năng chống ăn mòn tốt. Do đó, tay nắm tủ làm từ hợp kim kẽm có thể sử dụng cho tủ quần áo hoặc tủ phòng khách, tủ rượu mà không lo bị gỉ sét cùng với bề mặt tay nắm tủ nhẵn mịn, dễ dàng lau chùi, vệ sinh.

Tay nắm tủ hợp kim kẽm tại Đăng Thành được đúc thành nhiều kiểu dáng khác nhau từ dạng núm, kéo đến dạng thanh và âm tủ,...đơn giản, thanh lịch đến cầu kỳ, tinh xảo, hầu như đều có thể lắp đặt cho mọi loại tủ mà vẫn giữ được độ thẩm mỹ cao. 

Hiện đang được thị trường Việt Nam rất yêu thích và đang đối tác chiến lược của các công ty nước ngoài xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Tay nắm tủ được làm bằng hợp kim nhôm

Chất liệu tay nắm được làm từ hợp kim Nhôm có khả năng chống ăn mòn tốt và độ cứng cao đặc biệt là khi được phủ thêm lớp bảo vệ như sơn tĩnh điện hoặc anodize. Giúp tay nắm tủ bền bỉ hơn, không bị gỉ sét đặc biệt môi trường ẩm ướt hoặc có hóa chất, phù hợp cho cả tủ bếp, tủ nhà tắm,...

Nhôm (Aluminum) là kim loại nhẹ, do đó tay nắm tủ làm bằng hợp kim nhôm sẽ có trọng lượng nhẹ hơn so với các loại tay nắm làm bằng kim loại khác như kẽm, thép, đồng thau nên sẽ tạo cảm giác dễ dàng đóng / mở hơn cho người già hay trẻ nhỏ khi sử dụng . 

So với các loại tay nắm tủ làm bằng kim loại khác thì tay nắm tủ nhôm có giá thành rẻ hơn.

Tại Đăng Thành đang sản xuất trong nước và quốc tế - Sử dụng hợp kim nhôm cao cấp cho sản xuất tay nắm tủ, đảm bảo độ bền bỉ, chịu lực tốt và không bị gỉ sét theo thời gian có hàng ngàn kiểu dáng, màu sắc khác nhau, phù hợp với mọi phong cách nội thất.

Nên sử dụng tay nắm tủ chất liệu nào ?

Dưới đây là so sánh ưu và nhược điểm của hai loại trên để bạn có thể chọn được chất liệu tay nắm của mình:

Tay nắm tủ hợp kim nhôm

Ưu điểm:

  • Nhẹ hơn: Nhôm có khối lượng riêng thấp hơn kẽm, do đó tay nắm tủ hợp kim nhôm nhẹ hơn đáng kể dễ dàng cầm nắm.
  • Chống gỉ sét tốt: Nhôm tự nhiên tạo ra lớp oxit bảo vệ giúp chống lại sự ăn mòn, khiến tay nắm tủ ít bị gỉ sét hơn theo thời gian.
  • Giá thành rẻ hơn: Nhôm là vật liệu rẻ hơn kẽm, do đó tay nắm tủ hợp kim nhôm thường có giá thành rẻ hơn.
  • Mẫu mã đa dạng: Với hơn hàng ngàn mẫu mã tay nắm tủ hợp kim Nhôm đảm bảo đa dạng và nhiều kiểu dáng hơn.

Nhược điểm:

  • Độ bền, cứng thấp hơn: Nhìn chung, tay nắm tủ hợp kim nhôm không bền bằng tay nắm tủ hợp kim kẽm nhưng chúng vẫn là hợp kim có độ bền và cứng được đánh giá cao.

Tay nắm tủ hợp kim kẽm

Ưu điểm:

  • Bền hơn: Kẽm cứng và bền hơn nhôm, do đó tay nắm tủ hợp kim kẽm có khả năng chống chịu va đập và trầy xước tốt hơn.
  • Sang trọng hơn: Do có mật độ phân tử tốt hơn Nhôm, nên khi gia công và hoàn thiện Kẽm có độ bóng tự nhiên cao, mang lại vẻ ngoài sang trọng và cao cấp hơn cho tay nắm tủ.
  • Cảm giác cầm nắm chắc chắn: Tay nắm tủ hợp kim kẽm do có trọng lượng riêng nặng hơn hơn tay nắm tủ hợp kim nhôm, mang lại cảm giác cầm nắm thoải mái và chắc chắn hơn.

Nhược điểm:

  • Nặng hơn: Kẽm nặng hơn nhôm, do đó tay nắm tủ hợp kim kẽm có thể nặng hơn đáng kể. Điều này có thể là một vấn đề đối với tủ lớn hoặc tủ treo tường.
  • Giá cao hơn: Nhìn chung, tay nắm tủ hợp kim kẽm đắt hơn tay nắm tủ hợp kim nhôm.

Việc lựa chọn chất liệu tay nắm tủ là hợp kim Nhôm hay hợp kim Kẽm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: 

  1. Vị trí sử dụng ở khu vực nào ? 
  2. Phong cách thiết kế của bạn có phù hợp không ? 
  3. Và sở thích cá nhân bạn cảm nhận chất liệu đó có phù hợp với không gian thiết kế nội thất hay không ? 

Đăng Thành - Nhà máy sản xuất tay nắm tủ hiện đại nhất Việt Nam

 Đăng Thành tự hào là xưởng sản xuất tay nắm tủ uy tín tại Việt Nam với gần 10 năm hoạt động trên thị trường, mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ chuyên nghiệp. 

  1. Cung cấp hơn 1000 mẫu tay nắm tủ từ mọi phong cách nội thất, từ cổ điển đến hiện đại, từ đơn giản đến sang trọng.
  2. Tay nắm tủ được làm từ những chất liệu cao cấp như: hợp kim Kẽm, hợp kim Nhôm, Gang, Sắt,...đảm bảo độ bền bỉ, chắc chắn và an toàn cho người sử dụng.
  3. Ứng dụng công nghệ hiện đại với những mẫu máy đúc theo tiêu chuẩn châu  u, đảm bảo sản xuất tự động hóa hàng loạt thực hiện được những chi tiết có độ khó cao tối ưu hóa chi phí cho khách hàng.
  4. Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, hỗ trợ khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp và giao hàng nhanh chóng, đúng hẹn.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin hữu ích về các loại chất liệu tay nắm tủ phổ biến hiện nay trong ngành sản xuất tay nắm. Hy vọng với  những chia sẻ của Ngũ Kim Đăng Thành đã giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho dự án và kế hoạch sắp đến của mình.

Bài trước Bài sau